Ngay từ nhỏ, họa sĩ Vũ Thị Hà đã mê nghệ thuật và thích khám phá các loại hình khác nhau. Nhờ các lớp học vẽ tại nhà thiếu nhi mà ông thường xuyên đưa Hà đến đã giúp Hà nhận ra cô thích nghệ thuật, đặc biệt là vẽ tranh. Đây dường như là điểm khởi đầu cho ước mơ và hành trình nghệ thuật của Hà.
“Mình là một người khó bộc lộ bản thân bằng lời nói và hành động,
quá trình sáng tác là lúc mình có thể lắng nghe
câu chuyện của bản thân, quan sát kỹ hơn các sự kiện,
con người xung quanh và thể hiện tất cả lên bức tranh”.
Trước khi vẽ, Hà tự đặt cho bản thân rất nhiều câu hỏi tại sao và như thế nào, rồi dùng nét vẽ kiếm tìm những điều ẩn sâu trong bản ngã mà chính Hà thi thoảng cũng chẳng nhìn ra. Mỗi lần vẽ tranh là một lần Hà quay về lắng nghe nội tâm, nhẹ nhàng trò chuyện với chính mình để hiểu sâu về thế giới quan và những điều Hà thực sự mong muốn. Đôi lúc Hà tự thấy, sáng tác là một hành trình chữa lành và cảm hứng luôn ở tự bên trong.
Open - Watercolor on silk, 2015
Trước đây, Hà thường vẽ đồ vật, địa điểm và cả những người có mối liên hệ thân thiết với Hà. Đó có thể là những bức tranh rất thực, đặt trong bối cảnh hiện tại nhưng cũng có thể là một không gian tưởng tượng, huyền ảo nào đó mà Hà từng thấy trong giấc mơ hoặc ở quá khứ.
Hà bộc bạch: “Mình thường đặt vào tranh những thứ cũ kỹ, bây giờ đã không còn tồn tại mà chỉ còn đọng lại trong tâm trí mình. Việc vẽ lại nó giúp mình tái hiện và lưu giữ được lâu hơn, cụ thể hơn, nên đôi khi mình thấy bản thân thật may mắn vì mình có thể vẽ ra tất cả”.
The Connection - Watercolor on silk, 2018
Our World - Watercolor on silk, 2017
“Vẽ tranh là một quá trình kết nối và đối thoại,
kết nối với bản thân và đối thoại với những điều xung quanh”.
Bởi quan niệm như thế nên những thứ tưởng chừng đơn giản như bảng màu, cọ vẽ, giá vẽ hay nơi ngồi vẽ đều sẽ tác động đến cảm hứng sáng tác của Hà.
Lúc vẽ, ngoài chính mình thì Hà cũng không ngừng trò chuyện và đi sâu vào những đối tượng, những cảnh vật, sự việc trong tranh. Đó là những cuộc đối thoại sâu sắc chỉ diễn ra khi Hà thật sự hòa mình vào tác phẩm. Hà giải thích: “Có thể vì mình luôn dành ra một thời gian đủ lâu để tìm hiểu khi muốn vẽ về một ai đó hoặc một cái gì đó. Nên khi vẽ mình có cảm giác như đang đối diện và đối thoại trực tiếp với những điều đó”.
“Nghệ thuật là sự tự do
và Hà tìm thấy niềm vui trong chính sự tự do đang có”.
Hà không muốn bức tranh bị giới hạn trong một công thức, một quy chuẩn cụ thể nào. Vì vậy, khi vẽ, Hà luôn cho phép tâm trí đi lang thang vào nhiều không gian khác nhau, dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai. Miễn nó có thể nói lên suy nghĩ và khơi gợi được những tầng sâu bên trong cảm xúc.
Hà bộc bạch: “Dạo gần đây, mình thường vẽ về gia đình. Bởi đó là mối quan tâm của mình. Hà thương gia đình và muốn lấy hội hoạ làm cái cớ để được tìm hiểu kỹ hơn về những người mình thương. Hà tự thấy mình là một người khó cạy miệng ra để hỏi hay chia sẻ về một điều gì đó”.
Có những thứ con người bị giới hạn, những suy nghĩ, cuộc đối thoại khó nói ra bằng lời nhưng với Hà, tất cả đều có thể nói bằng hội hoạ.
Fish - Watercolor on silk, 2016
The girl and the lanterns - Watercolor on silk, 2019
“Mình sẽ vẫn vẽ tranh, vì muốn tiếp tục làm ra những điều có ý nghĩa, trước hết là cho mình, sau là tác động đến cộng đồng hoặc chỉ đơn giản là giúp một ai đó vui khi xem tác phẩm của mình”.
Convo with ostriches - Watercolors on Silk, 2017
Ha wearing: Kimono Đồng Bằng, Ava Dress - Black (sold out), Amelie Dress (sold out), Celery Pants - White (sold out), Pine Dress.
Credit:
Featuring Vu Thi Ha
Photographer TimTay team
Words Hong Ngan